#Khởi Nghiệp Là Gì? Yếu Tố Cần Để Khởi Nghiệp Thành Công
Thuật ngữ “khởi nghiệp” không quá xa lạ với chúng ta hiện nay. Tuy nhiên, để hiểu rõ khởi nghiệp là gì, làm thế nào để khởi nghiệp thành công thì không phải ai cũng biết. Bài viết hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
1. Khởi nghiệp là gì?
Không có một khái niệm hay định nghĩa cụ thể khởi nghiệp là gì. Nói dễ hiểu thì đây là thuật ngữ dùng để chỉ hoạt động thành lập một doanh nghiệp mới hay sáng tạo ra một sản phẩm/ dịch vụ mới của một cá nhân hay nhóm người nào đó.
Điều này cũng cho thấy khởi nghiệp là cả một quá trình, từ lúc lên ý tưởng, kế hoạch đến lúc thực hiện, duy trì và phát triển công việc. Quá trình này đòi hỏi sự sáng tạo, nhanh nhạy, tự tin và cả năng lực quản lý của người khởi nghiệp.
Khởi nghiệp là gì? Đây là thuật ngữ dùng để chỉ một doanh nghiệp mới đi vào hoạt động
2. Vai trò của khởi nghiệp
Biết được khởi nghiệp là gì, vậy vai trò của khởi nghiệp là như thế nào? Nói chung, trong một nền kinh tế hiện đại thì khởi nghiệp có những vai trò rất quan trọng.
- Mở ra nhiều cơ hội việc làm cho mọi người, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp.
- Tạo ra những sản phẩm/ dịch vụ mang tính sáng tạo, góp phần phát triển công nghệ và nền kinh tế.
- Khi doanh nghiệp phát triển lớn mạnh sẽ đóng góp nguồn GDP lớn cho đất nước.
- Thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế thông qua việc tạo việc làm, đóng góp thuế và các lợi ích khác cho xã hội.
- Thu hút nhân tài và các nhà đầu tư, từ đó, điều chỉnh và phân phối lại nguồn lực kinh tế.
=> Xem thêm: Ý Tưởng Khởi Nghiệp Sáng Tạo - Độc Đáo Tăng Thu Nhập
3. Phân biệt khởi nghiệp với startup
Bạn có biết startup khác với khởi nghiệp như thế nào không? Đó là startup có thể là khởi nghiệp, nhưng khởi nghiệp không hẳn là startup. Cụ thể, startup là một hình thức của khởi nghiệp, bao gồm các hoạt động liên quan đến việc xây dựng và bắt đầu một doanh nghiệp mới.
Còn khởi nghiệp thì như đã nói ở trên, nó là cả một quá trình, từ khi manh nha lên ý tưởng cho đến khi bắt tay vào hoạt động và duy trì, phát triển các hoạt động theo kế hoạch.
Ngoài khởi nghiệp là gì, nhiều người không biết startup khác với khởi nghiệp như thế nào
Nhưng nói chung, khởi nghiệp startup là gì thì cơ bản là giống nhau, đều bắt đầu bằng yếu tố “con người” và có 3 đặc điểm sau.
- Có ý tưởng kinh doanh và sáng tạo mới.
- Hoạt động dựa trên các ý tưởng ban đầu.
- Có giấy tờ thành lập theo quy định của pháp luật và có khả năng tăng trưởng.
4. Khởi nghiệp cần chuẩn bị gì?
Những chia sẻ trên giúp bạn giải đáp thế nào là khởi nghiệp và phân biệt khởi nghiệp khác với startup như thế nào. Ở phần này, chúng ta cần tìm hiểu những việc cần chuẩn bị khi khởi nghiệp.
- Xác định mục tiêu, bao gồm cả mục tiêu ngắn hạn (số lượng nhân sự, lợi nhuận trong năm) và mục tiêu dài hạn (sự phát triển của doanh nghiệp trong 10, 15 năm).
- Kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm, bao gồm phân tích thị trường, đánh giá khách hàng, dự đoán rủi ro,…
- Tư duy sáng tạo và vận dụng các ý tưởng vào trong kinh doanh để gia tăng lợi nhuận.
- Tìm kiếm nguồn vốn từ các nhà đầu tư, vay ngân hàng,… đảm bảo đủ kinh phí cho doanh nghiệp hoạt động tối thiểu trong 6 tháng.
- Xây dựng đội ngũ lao động và quy trình làm việc, đảm bảo mọi thứ đi đúng kế hoạch ban đầu.
- Kiên trì, bền bỉ và nỗ lực không ngừng. Không sợ thất bại, khó khăn hay thử thách.
Để khởi nghiệp thành công thì cần chuẩn bị rất nhiều thứ
5. 6 giai đoạn khởi nghiệp quan trọng cần lưu ý
Dù khởi nghiệp ở ngành nghề, lĩnh vực nào thì cũng sẽ có 6 giai đoạn quan trọng mà bạn cần lưu ý.
- Thứ nhất, tư duy và nghiên cứu để cho ra sản phẩm/ dịch vụ đáp ứng được nhu cầu thị trường, thị hiếu người dùng.
- Thứ hai, tạo ra một cuộc thử nghiệm, sau đó có những điều chỉnh, thay đổi để mô hình khởi nghiệp kinh doanh có tính khả thi cao hơn khi đi vào hoạt động.
- Thứ ba, giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ ra thị trường và tìm kiếm những vị khách hàng đầu tiên. Đây cũng là giai đoạn giúp bạn nhìn nhận sản phẩm/ dịch vụ của mình có phù hợp với thị trường hay không.
- Thứ tư, tiếp tục nhận các phản hồi, đánh giá của người dùng để có sự cải tiến sản phẩm/ dịch vụ. Giai đoạn này, bạn cần gia tăng trải nghiệm của người dùng cũng như tạo dựng được uy tín trong lòng khách hàng.
- Thứ năm, mở rộng quy mô hoạt động hoặc tệp khách hàng, thu hút khách hàng tối đa và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Cũng trong giai đoạn này, bạn sẽ phát triển thêm nhân lực và cơ sở hoạt động.
- Cuối cùng, trong giai đoạn này, doanh nghiệp của bạn không còn là doanh nghiệp mới nữa mà có thể đã hoạt động được 4 - 5 năm. Về cơ bản thì đã có được nền tảng ổn định. Lúc này, cần tập trung vào việc duy trì mối quan hệ với các khách hàng trung thành. Đồng thời, phát triển các chiến lược tiếp thị để phát huy ưu điểm, thế mạnh của doanh nghiệp.
6. Xác định chi phí cơ hội của khởi nghiệp
Đối với những người khởi nghiệp thì chi phí cơ hội cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Gọi là chi phí nhưng nó không chỉ được tính toán hay “cân đo đong đếm” bằng tiền, mà còn bao gồm cả thời gian, công sức và các tài nguyên khác. Điều này được thể hiện rõ rệt trong trường hợp bạn đang cân nhắc, lựa chọn giữa nhiều phương án.
Cần xác định chi phí cơ hội khi bắt đầu khởi nghiệp
Hay nói cách khác, trước khi quyết định lựa chọn một phương án nào khác, bạn cần xem xét đến chi phí cơ hội. Làm sao đó để sử dụng được nguồn lực hợp lý và hiệu quả nhất. Công thức tính chi phí cơ hội như sau:
OC = FO – CO. Trong đó:
- OC là chi phí cơ hội.
- FO là lợi nhuận của phương án tối ưu, hấp dẫn nhất.
- CO là lợi nhuận của phương án được lựa chọn.
Trên đây là những chia sẻ của Propertyplus.vn giúp bạn biết được khởi nghiệp là gì cùng những vấn đề liên qua. Khởi nghiệp quả thực không đơn giản và dễ dàng, do đó, trước khi bắt tay vào khởi nghiệp, bạn cần xem xét thế mạnh của bản thân, tiềm năng của sản phẩm/ dịch vụ,… để có thể đạt được thành công như mong muốn.
Phụ trách nội dung bài viết Kinh nghiệm thuê văn phòng tại Propertyplus.vn
Với hơn 8 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bất động sản, nhiều năm quản lý nội dung thị trường cho thuê văn phòng và thông tin các tòa nhà. Cung cấp thông tin hữu ích về thị trường văn phòng, các yếu tố quan trọng khi chọn văn phòng như: một vị trí tốt, diện tích mặt sàn phù hợp quy mô, tiện ích…