#9+ Việc Cần Làm Ngay Sau Khi Thành Lập Công Ty

Sẽ có rất nhiều việc mà doanh nghiệp cần phải làm sau khi hoàn thành thủ tục thành lập công ty. Vậy sau khi thành lập công ty cần làm gì? Câu trả lời chi tiết sẽ có trong nội dung bên dưới, cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

1. Sau khi thành lập công ty cần làm gì? Treo bảng hiệu

Việc đầu tiên mà doanh nghiệp cần phải làm chính là treo bảng hiệu. Bảng hiệu sẽ được treo tại trụ sở chính, văn phòng đại diện và các chi nhánh của công ty. Nếu doanh nghiệp không treo bảng hiệu tại các địa điểm kinh doanh đã đăng ký thì sẽ bị phạt theo quy định tại Khoản 2, Điều 34 Nghị định 50/2016/NĐ-CP. 

Sau khi thành lập công ty cần làm gì

Trao bảng hiệu là một trong những việc cần làm ngay sau khi thành lập công ty

2. Mở tài khoản ngân hàng

Doanh nghiệp cần chủ động mở tài khoản ngân hàng để thuận tiện trong quá trình giao dịch. Đặc biệt, khi giao dịch từ 20 triệu đồng trở lên buộc phải chuyển khoản để có thể đưa vào chi phí và khấu trừ thuế GTGT. Bên cạnh đó, hoạt động nộp thuế qua mạng điện tử cũng bắt buộc doanh nghiệp phải có tài khoản ngân hàng.

3. Sau khi thành lập doanh nghiệp cần làm gì? Mua chữ ký số

Đăng ký và kích hoạt chữ ký số điện tử cũng là việc cần làm sau khi thành lập công ty. Theo đó, khi nộp tờ kê khai thuế hay nộp thuế qua mạng thì doanh nghiệp phải có chữ ký số (giá trị tương đương như con dấu). Ngoài ra, chữ ký số cũng được sử dụng để kê khai BHXH, ký hóa đơn điện tử,…

4. Kê khai và nộp tiền thuế môn bài

Sau khi thành lập công ty cần làm gì? Nhất định không được bỏ qua khâu kê khai và nộp thuế môn bài. Nếu chậm trễ trong việc này thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính. Doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức nộp tiền trực tiếp tại kho bạc hoặc nộp tờ khai + tiền thuế qua mạng (chuyển khoản).

sau khi thành lập công ty cần làm gì

Sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp cần thực hiện kê khai và nộp tiền thuế môn bài

=> Xem thêm : Hybrid Working Là Gì? Những Lợi Ích Của Mô Hình Làm Việc Hybrid Work

5. Lựa chọn phương pháp tính thuế GTGT

Hiện nay có 2 phương pháp tính thuế GTGT là khấu trừ và trực tiếp trên doanh thu. Cân nhắc vào đối tượng khách hàng, sự thuận tiện, mức phí đóng thuế,… mà doanh nghiệp lựa chọn phương pháp cho phù hợp. Bởi điều này vừa ảnh hưởng đến khách hàng, vừa quyết định mức phí thuế nộp hàng kỳ của doanh nghiệp.

6. Làm thủ tục phát hành hóa đơn

Hóa đơn ở đây bao gồm hóa đơn GTGT và hóa đơn bán hàng. Hóa đơn GTGT được sử dụng khi doanh nghiệp chọn kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Còn hóa đơn bán hàng được dùng khi chọn kê khai thuế GTGT bằng phương pháp trực tiếp. Sau khi có hóa đơn thì doanh nghiệp sẽ làm thủ tục thông báo phát hành hóa đơn, sau đó mới sử dụng.

7. Tổ chức bộ máy kế toán

Sau khi thành lập doanh nghiệp cần làm gì nữa? Đó là là tổ chức bộ máy kế toán. Tùy vào quy mô của doanh nghiệp mà lựa chọn bộ máy kế toán cho phù hợp. Và doanh nghiệp có thể bố trí kế toán làm trực tiếp tại văn phòng hoặc thuê đơn vị hành nghề bên ngoài. 

Với doanh nghiệp vừa và nhỏ thì sẽ sử dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC hoặc Thông tư 200/2014/TT-BTC. Những doanh nghiệp quy mô lớn, nhiều chi nhánh, cơ sở thì chỉ được sử dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC. 

Sau khi thành lập công ty cần làm gì

Sau khi thành lập công ty cần làm gì? Đó là tổ chức bộ máy kế toán chuyên nghiệp, phù hợp với quy mô doanh nghiệp 

=> Xem Thêm: Cho Thuê Văn Phòng Hà Nội - Tìm Kiếm Văn Phòng Làm Việc Dễ Dàng Hơn

8. Báo cáo với cơ quan Lao động Thương binh Xã hội

Việc tiếp theo mà doanh nghiệp cần làm sau khi thành lập công ty chính là báo cáo với cơ quan Lao động Thương binh Xã hội. Nội dung báo cáo bao gồm:

  • Báo cáo tình hình sử dụng 6 tháng đầu năm và hàng năm cho Phòng Lao động Thương binh Xã hội.
  • Lập Sổ quản lý lao động lưu tại doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động. 
  • Tự quyết định và xây dựng thang lương, bảng lương lưu tại doanh nghiệp.

9. Tham gia và đóng tiền BHXH cho người lao động

Doanh nghiệp cần tham gia và đóng tiền BHXH cho người lao động trong vòng 30 ngày kể từ khi ký hợp đồng lao động chính thức. Hồ sơ tham gia BHXH bao gồm: 

  • Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-BHXH ngày 27/03/2020);
  • Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN (Mẫu D02-TS ban hành kèm theo Quyết định số 505/QĐ-BHXH ngày 27/03/2020).

Ngoài các việc cơ bản trên thì tùy thuộc vào quy mô và loại hình doanh nghiệp mà bạn có thể làm thêm những việc khác với các cơ quan chức năng khác. Nhưng trên đây là những việc quan trọng không thể bỏ qua. 

Qua những chia sẻ của propertyplus.vn, chắc hẳn bạn đã biết được sau khi thành lập công ty cần làm gì. Từ đó, thực hiện cho đúng và phòng tránh những sai phạm đáng tiếc. Nói chung, những việc làm trên được áp dụng cho hầu hết các doanh nghiệp. Và bạn sẽ được tư vấn kỹ lưỡng bởi các đơn vị tư vấn thành lập công ty chuyên nghiệp. 

tacgiaimg
Nguyễn Phương Dung

Phụ trách nội dung bài viết Kinh nghiệm thuê văn phòng tại Propertyplus.vn

Với hơn 8 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bất động sản, nhiều năm quản lý nội dung thị trường cho thuê văn phòng và thông tin các tòa nhà. Cung cấp thông tin hữu ích về thị trường văn phòng, các yếu tố quan trọng khi chọn văn phòng như: một vị trí tốt, diện tích mặt sàn phù hợp quy mô, tiện ích…

Câu hỏi thường gặp