#Hybrid Working Là Gì? Những Lợi Ích Của Mô Hình Làm Việc Hybrid Work

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp lựa chọn mô hình Hybrid Work bởi những lợi ích mà nó mang lại. Vậy Hybrid Working là gì? Hiện có những mô hình Hybrid Working nào hiệu quả? Đừng bỏ qua những chia sẻ bên dưới để tìm được câu trả lời. 

1. Mô hình làm việc Hybrid Working là gì?

Hiện tại, có rất nhiều mô hình làm việc khác nhau, và Hybrid Work là một trong số đó. Vậy Hybrid Work là gì? Đây chính là mô hình kết hợp giữa hình thức làm việc tại văn phòng và làm việc tại nhà (nói chung là từ xa). Các nhân viên có thể linh hoạt lựa chọn lịch trình làm việc tại nhà hoặc lên văn phòng vào mỗi thời điểm khác nhau.

Thực tế thì Hybrid Working đã xuất hiện từ lâu. Nhưng phải đến khi đại dịch Covid-19 bùng nổ thì mô hình này mới trở nên phổ biến và được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Thời điểm đó, các nhân viên được ưu tiên làm việc tại nhà để đảm bảo an toàn, phòng tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Hiện tại và trong tương lai, Hybrid Working vẫn sẽ là mô hình làm việc được nhiều doanh nghiệp và ứng viên lựa chọn. Đặc biệt là đối với các ngành nghề, lĩnh vực không đòi hỏi tất cả nhân viên phải có mặt 100% thời gian làm việc tại văn phòng như thiết kế, sáng tạo, content writer, viết kịch bản,...

Hybrid Working

Hybrid Work là mô hình làm việc kết hợp, tức là vừa làm việc tại văn phòng, vừa làm việc từ xa tại nhà

=> Xem thêm: Cẩm Nang Thuê Văn Phòng Hà Nội: Bí Quyết Và Kinh Nghiệm

2. Ưu điểm của Hybrid Working là gì?

Hiểu được Hybrid Working là gì, vậy thì xu hướng làm việc kết hợp Hybrid Work có những ưu điểm nào nổi bật?

2.1. Đảm bảo sự an toàn

Có thể dễ dàng nhận thấy Hybrid Work là giải pháp đảm bảo sự an toàn cho mọi người trong thời điểm đại dịch Covid-19 hoành hành. Bằng cách cho các nhân viên làm việc tại nhà, doanh nghiệp vừa đảm bảo duy trì hoạt động kinh doanh, vừa phòng tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Hiện nay, với sự biến động của khí hậu, đặc biệt là vào mùa mưa lũ thì việc áp dụng xu hướng làm việc kết hợp Hybrid Work cũng rất phù hợp. Các nhân viên sẽ không phải di chuyển ra ngoài khi điều kiện thời tiết xấu, đảm bảo an toàn cho tính mạng và tài sản.

2.2. Không gian làm việc linh hoạt

Văn phòng Hybrid Work không bố trí bàn ghế, máy tính nhàm chán như văn phòng truyền thống. Thay vào đó là sự linh hoạt cao, các dãy bàn ghế có thể dễ dàng thu gọn, mở rộng hay di chuyển đến vị trí khác. Thậm chí, có thiết kế bàn đứng cho những ai không muốn ngồi làm việc.

2.3. Nhiều khu vực chức năng

Ngoài văn phòng làm việc, Hybrid Work còn bố trí nhiều khu vực chức năng khác, chẳng hạn như khu bếp, khu giải trí, quầy cà phê,… Các nhân viên sẽ có được những giờ phút thư giãn, giải lao thoải mái để xóa tan cảm giác mệt mỏi, căng thẳng. Nhờ đó, gia tăng hiệu suất công việc. 

hybrid working là gì

Ưu điểm của mô hình Hybrid Work là giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và nhân viên có sự thoải mái

=> Xem thêm: 5 Lý Do Coworking Space Cafe Được Ưa Chuộng

2.4. Tiết kiệm chi phí, ngân sách

Mô hình Hybrid Work thường chỉ duy trì 50% chỗ cứng, lịch trình làm việc của nhân viên phân chia theo trình tự chẵn - lẻ. Như vậy, doanh nghiệp có thể cắt giảm được chi phí thuê văn phòng, thiết bị và đồ dùng, điện nước,… Điều này là rất quan trọng với các doanh nghiệp nhỏ, ngân sách vận hành eo hẹp. 

2.5. Tạo cảm giác hứng khởi cho nhân viên

Các lao động trẻ ngày nay có xu hướng làm việc cởi mở và tự do. Khi được tùy chọn địa điểm, thời gian làm việc, họ sẽ cảm thấy thoải mái và tràn đầy hứng khởi. Qua đó, góp phần gia tăng hiệu suất và chất lượng công việc, nhất là trong các lĩnh vực sáng tạo, thiết kế,… 

3. Thách thức của Hybrid Working tại Việt Nam

Tuy có nhiều ưu điểm và lợi ích, nhưng thực tế, xu hướng làm việc kết hợp Hybrid Work vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và thách thức. 

3.1. Phụ thuộc vào công nghệ

Do làm việc từ xa nên nhân viên cần trang bị đầy đủ các thiết bị làm việc tại nhà. Đặc biệt, bộ phận IT của công ty phải làm việc “hết công suất” để đảm bảo khả năng truy cập vào hệ thống ổn định. Khi có sự cố xảy ra cần xử lý, khắc phục nhanh chóng để không ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu suất công việc. 

hybrid work là gì 

Nhược điểm của mô hình Hybrid Work là phụ thuộc nhiều vào công nghệ và không phải ngành nghề nào cũng phù hợp 

3.2. Tốn chi phí thiết kế lại văn phòng

Trường hợp doanh nghiệp đã sở hữu văn phòng truyền thống trước đó thì khi chuyển qua mô hình Hybrid Work, có thể sẽ phải tốn kém chi phí thiết kế lại bố cục văn phòng. Và nếu không có sự tư vấn, chuẩn bị kỹ lưỡng thì có thể phát sinh thêm nhiều chi phí không thực sự cần thiết.

3.3. Khó khăn trong công tác quản lý

Những báo cáo qua Email hay những cuộc họp online khó có thể đánh giá chính xác hiệu quả công việc. Doanh nghiệp sẽ khó khăn trong việc quản lý và xem xét mức độ trung thực và khả năng tập trung làm việc của nhân viên. Đây chính là một thách thức lớn mà các doanh nghiệp cần phải cân nhắc.

3.4. Không phù hợp với một số ngành nghề

Sẽ có một số ngành nghề không phù hợp với mô hình Hybrid Work, chẳng hạn như tài chính ngân hàng, chứng khoán, công nghệ,… Những ngành nghề này đòi hỏi sự bảo mật cao hoặc giao dịch trực tiếp với khách hàng. Nếu làm việc từ xa sẽ không hiệu quả và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

3.5. Xem xét tính dài hạn/ ngắn hạn

Doanh nghiệp cần phải xem xét sẽ áp dụng mô hình làm việc Hybrid Work ngắn hạn hay dài hạn để có những kế hoạch, chiến lược phù hợp. Trong đó, quan trọng nhất là tổ chức cho từng nhân viên hay nhóm nhân viên làm việc tại nhà. Khi nào thì các nhân viên cần có mặt tại văn phòng. Thời gian làm việc tại nhà và văn phòng của các nhân viên bao lâu là hợp lý,… 

hybrid work

Doanh nghiệp cần phải xem xét mô hình Hybrid Working có thực sự phù hợp với tính chất công việc của các nhân viên không

4. Top 4 mô hình Hybrid Working hiệu quả thường gặp

Theo Propertyplus.vn tổng hợp thì hiện nay, có 4 mô hình Hybrid Working hiệu quả và phổ biến, bao gồm:

4.1. Hybrid at-will

Đối với mô hình làm việc này, các nhân viên sẽ tự sắp xếp, lên lịch trình và quyết định giờ giấc, địa điểm làm việc của mình. Phía công ty sẽ không hoặc ít can thiệp vào, miễn sao nhân viên đảm bảo hiệu quả công việc và hoàn thành kế hoạch được giao. 

4.2. Hybrid split-week

Mô hình làm việc này sẽ do doanh nghiệp quyết định. Cụ thể, lãnh đạo công ty sẽ xem xét đặc thù công việc, tính chất nghề nghiệp của từng nhân viên. Sau đó sắp xếp và phân chia lịch trình cho phù hợp với từng người cụ thể.

4.3. Hybrid manager-scheduling

Về cơ bản thì Hybrid manager-scheduling cũng giống như Hybrid split-week nói trên. Tuy nhiên, giờ giấc và địa điểm làm việc của nhân viên sẽ do người quản lý trực tiếp của nhân viên đó quyết định.

4.4. Hybrid mix

Đây là mô hình kết hợp linh hoạt 3 mô hình nói trên. Các công ty vừa và lớn hoặc các nhân viên đảm nhận nhiều chức vụ, công việc thường sẽ được áp dụng mô hình Hybrid mix này. 

hybrid working

Có 4 mô hình Hybrid Working hiệu quả và phổ biến, bao gồm Hybrid at-will, Hybrid split-week, Hybrid manager-scheduling và Hybrid mix

Qua đây, bạn có thể hiểu được Hybrid Work là gì, ưu nhược điểm ra sao và mô hình Hybrid Working nào được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Từ đó, có thể cân nhắc áp dụng hiệu quả cho doanh nghiệp của mình.

tacgiaimg
Nguyễn Phương Dung

Phụ trách nội dung bài viết Kinh nghiệm thuê văn phòng tại Propertyplus.vn

Với hơn 8 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bất động sản, nhiều năm quản lý nội dung thị trường cho thuê văn phòng và thông tin các tòa nhà. Cung cấp thông tin hữu ích về thị trường văn phòng, các yếu tố quan trọng khi chọn văn phòng như: một vị trí tốt, diện tích mặt sàn phù hợp quy mô, tiện ích…

Câu hỏi thường gặp