#Phí Quản Lý Tòa Nhà Văn Phòng Gồm Những Gì?

Dịch vụ quản lý là không thể thiếu trong quá trình vận hành cao ốc, trung tâm thương mại, tòa nhà văn phòng, chung cư,… Bài viết hôm nay sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích về phí quản lý tòa nhà văn phòng, cùng tham khảo ngay sau đây nhé!

1. Phí quản lý tòa nhà là gì?

Phí quản lý tòa nhà còn được gọi là phí dịch vụ tòa nhà. Và đúng như tên gọi, đây chính là chi phí dùng để chi trả, vận hành các hạng mục trong tòa nhà, có thể kể đến như: Bảo trì và bảo dưỡng hệ thống kỹ thuật, duy trì trật tự an ninh, chăm sóc khuôn viên, vệ sinh các khu vực công cộng,…

phí quản lý tòa nhà văn phòng

Phí quản lý tòa nhà là khoản phí dùng để chi trả các hoạt động trong quá trình tòa nhà vận hành 

=> Xem thêm: Tại Sao Thuê Văn Phòng Ảo Hà Nội Đang Trở Thành Xu Hướng Mới?

2. Chi phí quản lý tòa nhà bao gồm những gì?

Phí quản lý tòa nhà văn phòng bao gồm những chi phí được dùng để duy trì các hoạt động tòa nhà. Trong đó, không thể không kể đến các hạng mục rất quan trọng sau:

  • Hệ thống điện.
  • Hệ thống điều hòa.
  • Hệ thống thang máy, camera.
  • Dịch vụ lễ tân, bảo vệ, giữ xe.
  • Dịch vụ chăm sóc khuôn viên, cảnh quan.
  • Dịch vụ vệ sinh văn phòng, toilet,…

phí quản lý tòa nhà văn phòng

=> Xem thêm: Giá Điện Cho Thuê Văn Phòng Tính Như Thế Nào?

3. Phí quản lý tòa nhà được dùng vào những việc gì?

Hiện nay, chi phí vận hành tòa nhà văn phòng được quy định rất rõ là sẽ sử dụng cho những công việc nào. Điều này nhằm mang đến sự thuận tiện trong quá trình vận hành tòa nhà. Đặc biệt là phòng tránh được những mâu thuẫn phát sinh khi cung cấp dịch vụ quản lý tòa nhà. 

  • Quản lý và vận hành hệ thống kỹ thuật.
  • Công tác giữ gìn an ninh trật tự cho tòa nhà.
  • Chăm sóc khuôn viên và cảnh quan nơi công cộng.
  • Vệ sinh đường nội bộ, hành lang, các khu vực tiện ích.
  • Chi trả tiền nước cho những khu vực công cộng.
  • Chi trả tiền điện cho thang máy, máy bơm nước, quạt thông gió,…
  • Sửa chữa và nâng cấp các hạng mục, thiết bị sử dụng trong khu vực chung. 

phí quản lý tòa nhà văn phòng

Phí quản lý tòa nhà được dùng vào nhiều việc khác nhau, chẳng hạn như quản lý và vận hành hệ thống kỹ thuật 

4. Chi phí quản lý tòa nhà được tính như thế nào?

Đây có lẽ là thắc mắc chung của rất nhiều doanh nghiệp, cư dân đang sinh sống và làm việc tại tòa nhà. Theo đó, chi phí quản lý tòa nhà sẽ được tính toán tùy vào điều kiện thực tế của từng dự án, từng loại hình bất động sản. Điều này có nghĩa là ở mỗi dự án sẽ có sự khác nhau về mức phí, được quyết định bởi chủ đầu tư. Đây cũng là một trong loại chi phí thuê văn phòng mà bạn cần lưu ý.

Bên cạnh đó, ở từng khu vực khác nhau, cơ sở hạ tầng, điều kiện giao thông khác nhau thì phí quản lý tòa nhà văn phòng cũng không giống nhau. Tức là thành phố này sẽ có cách tính phí khác với thành phố kia. Và trong một thành phố, các quận/ huyện khác nhau cũng có phí quản lý khác nhau.

Tuy nhiên, không phải chủ đầu tư muốn tính phí quản lý như thế nào thì sẽ tính theo như thế đó. Mà pháp luật quy định rất rõ cách tính phí quản lý tòa nhà, đặc biệt là tòa nhà chung cư và các tòa nhà văn phòng cho thuê. Ngoài ra, các bên cũng có thể tự thỏa thuận để đưa ra mức phí phù hợp với tình hình thực tế.

Hiện nay, phí quản lý tòa nhà văn phòng trong khoảng 1 - 8 USD/m2. Còn phí quản lý tòa nhà chung cư thì rẻ hơn, khoảng 3.000 - 20.000 VNĐ/m2. Và mức phí này có thể được điều chỉnh tăng hoặc giảm tùy vào từng công trình, dự án. Hay ở mỗi thời điểm khác nhau, mức phí cũng có sự thay đổi cho phù hợp với biến động tỷ giá của thị trường.

phí quản lý tòa nhà văn phòng

Cách tính phí quản lý tòa nhà văn phòng có sự khác nhau theo từng dự án, vị trí địa lý, chủ đầu tư công trình,...

Thường thì ban quản lý của tòa nhà sẽ gửi giấy thông báo phí vào đầu hoặc cuối tháng. Doanh nghiệp, cư dân có nhiệm vụ kiểm tra và thanh toán theo đúng thời hạn. Nếu trễ hơn thì ban quản lý có thể áp dụng các hình thức phạt theo quy định. 

Định kỳ hàng năm, ban quản lý tòa nhà sẽ có những cuộc họp để thông báo các khoản thu chi đến doanh nghiệp, cư dân. Tất cả các khoản này đều được công khai, minh bạch và rõ ràng. Điều này nhằm giúp tránh tình trạng gian lận, biển thủ của ban quản lý. 

Và một lưu ý quan trọng khi tính phí quản lý tòa nhà là phí này phải chịu thuế giá trị gia tăng VAT 10%. Bản quản lý sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc thu, tính thuế và nộp thuế theo quy định. Sau khi đóng thuế xong, thủ quỹ/ kế toán của ban quản lý tòa nhà sẽ nhận được hóa đơn. Và hóa đơn này cũng sẽ được kê khai trong các khoản thu chi. 

5. Tại sao doanh nghiệp phải trả phí quản lý tòa nhà?

Các doanh nghiệp khi thuê văn phòng tại các tòa nhà văn phòng cho thuê buộc phải trả phí quản lý. Đơn giản là vì như đã nói ở trên, khoản phí này sẽ được dùng để duy trì các hoạt động vận hành tòa nhà. Nếu doanh nghiệp nào cũng không đóng thì tòa nhà sẽ không thể vận hành được.

phí quản lý tòa nhà văn phòng

Doanh nghiệp có trách nhiệm trả phí quản lý tòa nhà theo quy định của pháp luật và thỏa thuận của các bên 

Ngoài ra, khi trả phí quản lý tòa nhà thì doanh nghiệp sẽ an tâm tập trung vào hoạt động kinh doanh của mình. Hoàn toàn không phải lo lắng về các hoạt động của tòa nhà hay các sự cố, rủi ro không mong muốn xảy ra. Nếu xảy ra thì có thể khiếu nại để được đền bù. 

Đặc biệt, các nhân viên làm việc trong văn phòng tại nhà tòa nhà sẽ có được một nơi làm việc chuyên nghiệp, chất lượng. Bởi tòa nhà cung cấp các dịch vụ và tiện ích chất lượng cao, mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người sử dụng. Nhờ đó, góp phần gia tăng hiệu suất và chất lượng công việc.

Trên đây là những chia sẻ từ Propertyplus.vn giúp bạn đọc hiểu hơn về phí quản lý tòa nhà văn phòng. Đừng quên truy cập vào website của chúng tôi thường xuyên để được cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị và kiến thức hữu ích khác nhé!

tacgiaimg
Nguyễn Phương Dung

Phụ trách nội dung bài viết Kinh nghiệm thuê văn phòng tại Propertyplus.vn

Với hơn 8 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bất động sản, nhiều năm quản lý nội dung thị trường cho thuê văn phòng và thông tin các tòa nhà. Cung cấp thông tin hữu ích về thị trường văn phòng, các yếu tố quan trọng khi chọn văn phòng như: một vị trí tốt, diện tích mặt sàn phù hợp quy mô, tiện ích…

Câu hỏi thường gặp